Như ở phần 1 – Onlybmw.vn đã giới thiệu, việc hiểu được chức năng của đèn báo check trên xe của mình là một điều rất quan trọng.

Đèn báo check trên xe như một lời nhắc nhở, một lời cảnh báo đến các chủ xe mà các bạn cần phải chú ý để có thể được chạy xe an toàn hơn.

Khám phá tiếp 8 loại đèn báo check thường gặp nhất trên xe ô tô đời mới phần 2

Nào chúng ta cùng tiếp tục :

Hướng dẫn đọc đèn báo lỗi trên xe ô tô

1. Đèn cảnh báo túi khí (airbag warning)

Khi hệ thống túi khí hoạt động đúng theo nguyên lý của nhà sản xuất thì đèn này nổi màu đỏ. Đây là hệ thống đảm bảo an toàn khi bạn gặp tai nạn bất ngờ. Khi đèn cảnh báo túi khí bật đỏ, rất có thể túi khí của xe bạn sẽ không nổ khi xảy ra va chạm hoặc nổ bất thường mặc dù xe chẳng đụng vào đâu.

Hướng dẫn đọc đèn báo lỗi trên xe ô tô

2. Đèn cảnh báo dây đai an toàn (seatbelt warning)

Đèn báo hiệu dây an toàn luôn nổi màu đỏ kèm theo đó là những âm thanh tít tít (ở trên một số dòng xe). Đèn này sẽ xuất hiện khi người ngồi ở hàng ghế trước quên không thắt đai an toàn trong quá trình xe lăn bánh trên đường.

Hướng dẫn đọc đèn báo lỗi trên xe ô tô

3. Đèn cảnh báo đèn pha (main beam)

Đèn cảnh báo này có màu xanh khi người lái bật đèn chiếu xa. Nếu khi bật đèn pha mà đèn báo này không sáng, có nghĩa chi tiết này đang có lỗi và không thể hoạt động.

Hướng dẫn đọc đèn báo lỗi trên xe ô tô

4. Đèn cảnh báo mức nhiên liệu (lowfuel warning)

Khi đèn báo nhiên liệu bật sáng cam, điều này đồng nghĩa với việc xe bạn đang cần tiếp thêm nhiên liệu để tiếp tục cho cuộc hành trình. Và tất nhiên bạn nên nhanh chóng tìm một trạm đổ thêm nhiên liệu.

Hướng dẫn đọc đèn báo lỗi trên xe ô tô

5. Đèn sương mù/ Đèn gầm phía trước (front fog light)

Hầu hết các dòng xe hơi hiện đại ngày nay đều được trang bị đèn gầm hoặc đèn sương mù ( tùy theo từng thị trường) nằm ở hai bên cản trước của xe. Khi sử dụng hệ thống đèn này, thông thường trên bảng đồng hồ sẽ hiển thị đèn tín hiệu màu trắng, tuy nhiên ở một số loại xe sẽ có màu da cam. Nếu đèn báo hiệu trong xe không sáng, có nghĩa bộ phận này đang gặp phải vấn đề.

Hướng dẫn đọc đèn báo lỗi trên xe ô tô

6. Đèn báo nước rửa kính (windscreen washer)

Khi đèn này sáng màu cam, thật đơn giản để có thể khắc phục đó là bổ sung nước rửa kính.

Hướng dẫn đọc đèn báo lỗi trên xe ô tô

7. Đèn báo sấy kính trước (windscreen defrost)

Khi bật công tắc sấy kính trước cho hệ thống điều khiển điều hòa, nếu đèn da cam không nổi sáng đồng nghĩa với việc hệ thống sấy kính đã không còn hoạt động. Người điều khiển xe có thể sẽ mất tầm nhìn do bên trong kính lái bị mờ do hơi nước khi vận hành xe trong điều kiện chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài xe.

Hướng dẫn đọc đèn báo lỗi trên xe ô tô

8. Đèn báo sấy kính sau (rear window defrost)

Cũng giống như chức năng sấy kính trước, nếu đèn hiệu không sáng thì có nghĩa bộ phận này cũng đã gặp phải vấn đề. Tuy nhiên, người lái chỉ khó quan sát chướng ngại vật phía sau chứ không gặp nhiều khó khăn giống như khi hỏng hệ thống sấy kính trước.

Hướng dẫn đọc đèn báo lỗi trên xe ô tô

 

Việc bảo vệ cũng như sửa chữa ô tô là một điều rất quan trọng đối với chủ xe và các chủ Garage. Việc thấu hiểu được những ý nghĩa của đèn báo lỗi trên ô tô cũng là một lợi thế vô cùng lớn cho những ai có thể nắm bắt được.

Mong được đón tiếp bạn tại Garage Dịch vụ sửa chữa ô tô đời mới Only Bim

 

Only Bim Car Service Center
– Hotline : 091 755 0699
– Email: lienhe@onlybmw.vn
– Địa chỉ:
        + Trụ sở chính : 50, Vành Đai, P.10, Q6, TP.HCM
        + Cơ sở 2         : 114 – 116, Đường số 32, P.10, Q.6, TP.HCM

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *